-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
PHỤC HỒI RỄ
“Thối rễ, khô rễ - Xào lá, vàng lá, ngủ ngày”
Hiện nay một số vùng chuyên canh cây ăn trái như: Cam, Chanh, Quýt, Bưởi, Sầu Riêng…bà con thường gặp một số hiện tượng phổ biến như Xào Lá – Vàng Lá – Úng, Thối Rễ làm cây bị suy rất nặng đặc biệt là ở những cây đang mang trái làm giảm năng suất cũng như chất lượng nông sản. Để phòng ngừa và khắc phục hiện tượng này bà con cần lưu ý thực hiện những công việc sau:
1. Đối với vườn chưa bệnh:
- Thường xuyên sử dụng phân hữu cơ, tối thiểu 2 lần/năm vào thời điểm:
+ Lần 1: Sau khi thu hoạch xong, vệ sinh vườn, cày nhẹ lớp đất mặt sau đó rải vôi (từ 100 – 150 kg/ 1000m2) tưới nước liên tục 2 - 3 ngày, 1 tuần sau tiến hành rải phân hữu cơ đã ủ hoai kết hợp Bào Tử Nấm Trichoderma.
+ Lần 2: Sau khi đậu trái khoảng 1,5 tháng bón 1 lần nữa giúp nuôi trái và tăng chất lượng trái.
- Nếu cây phát triển tốt ta tưới gốc Phân hữu cơ kháng cao cấp AB07 + Can Amino Sữa (hoặc AB07 + Xô Nhân Sâm định kỳ 3-4 tuần/lần) nhằm xua đuổi côn trùng gây hại rễ, cải tạo môi trường đất, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ rễ phát triển, điều tiết quá trình trao đổi chất, tăng cường quang hợp, kích thích rễ - lá phát triển, giúp vách tế bào cứng - chắc, tăng sức đề kháng (kháng khuẩn, kháng nấm bệnh, tăng sức chịu hạn – chịu phèn – chịu mặn). Phòng ngừa hiệu quả hiện tượng Xào Lá – Vàng Lá – Úng, Thối Rễ, Cháy Rễ.
2. Phục hồi vườn đã bị
2.1 Nguyên nhân và triệu chứng: Đất thâm canh lâu năm thường chai cứng (đặc biệt là những vùng ít sử dụng phân hữu cơ) và bị chua hóa (nước phèn làm độ pH của đất giảm mạnh) môi trường phát triển của bộ rễ bị bó hẹp làm cây không sung tốt.
- Do bộ rễ đã bị hư hại, rễ tơ – rễ cám bị thối đen hoặc khô. Nếu bị nặng rễ cộc gãy ngang bên trong xuất hiện tia gỗ đen.
F Từ đó làm cho rễ cây có rất ít hoặc bị hư hại nặng không bù đắp được lượng nước thoát qua lá và không tổng hợp được dinh dưỡng cần thiết để nuôi cây dẫn đến tình trạng Xào Lá – Vàng Lá – Úng, Thối Rễ, Khô Rễ (nhiều nhà vườn lằm tưởng với hiện tượng vàng lá gân xanh (còn gọi là vàng lá Greening)).
2.2 Cách khắc phục:
Bước 1: Giảm lượng nước tưới, rút dần nước trong mương (duy trì mực nước trong mương cách mặt líp khoảng 70-90cm tùy mùa mưa hay mùa nắng, tùy vùng đất tránh ngộp, úng rễ).
- Ngưng dùng các loại phân bón hoá học (do bộ rễ đã bị thối nhũn làm giảm hiệu quả hút dinh dưỡng của cây, thất thoát phân bón không hiệu quả về mặt kinh tế và tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển).
- Dùng cào cào nhẹ lớp đất mặt trên mô lên khoảng 2 – 3cm (vừa loại bỏ lớp đất mặt chai cứng và loại bỏ phần rễ đã hư hại kích thích cây ra rễ mới vừa tạo điều kiện cho phân, thuốc ngấm sâu vào đất).
Bước 2: Tưới gốc Aliette (hoặc Ridomil, Nokap…) để sát khuẩn và ngăn ngừa bệnh lây lan kết hợp phun qua lá Đồng Oxit (phun ướt thân cành lá).
Bước 3: Sau khi thực hiện xong Bước 2 khoảng 5 ngày tiến hành tưới ngay 1 Can Amino Sữa 22kg + 4kg AB07 (tưới cho 400 – 600 gốc tùy theo tuổi của cây) để kích ra rễ tơ, rễ cám và tơi xốp đất, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật có ích.
Bước 4: Sau khi thực hiện bước 3 khoảng 10 ngày tiến hành kiểm tra (rễ cám có phát triển không) nếu chưa ra rễ cám nhiều tiến hành tưới lại lần 2 (tưới theo liều lượng của Bước 3).
- Nếu thấy rễ tơ – rễ cám phát triển trở lại tiến hành cho nước từ từ vào mương và duy trì mực nước cách líp khoảng 40cm tùy theo chiều cao của mô đất và bón phân hữu cơ (nên cộng thêm Bào Tử Nấm Trichoderma), phân hóa học (dựa vào tình trạng cây mà lựa chọn loại phân hợp lý) giúp cây phục hồi bền vững. Kết hợp tưới 3kg AB07 + 1 Xô Mg-Zn Gold 22kg (tưới cho 400 – 600 gốc tùy theo tuổi của cây) để giúp lá xanh trở lại và rễ phát triển tốt hơn.
- Vào mùa mưa ở những thời điểm mưa nhiều phải làm cho mặt líp thông thoáng và thoát nước tốt, duy trì mực nước trong mương hợp lý và tưới định kỳ Can Amino Sữa + AB07 từ 3 – 4 tuần/ 1 lần.
Lưu ý: Nên bón định kỳ Vôi 2 lần/năm (1 lần vào đầu mùa mưa và 1 lần vào cuối mùa mưa) giúp tăng độ PH cho đất. Nếu cần thiết có thể bón thêm lần 3 để cải tạo đất.